![]() |
Cũng "bắt trend" khá nhanh, tiền đạo Hà Đức Chinh khiến người hâm mộ được một tràng cười bởi cách tạo dáng hài hước, "khó đỡ". "Đúng là vựa muối của đội tuyển có khác, theo trào lưu thôi mà cũng quá mặn", "Độ lầy và sự mặn phải nói là tăng theo cấp số nhân"... là những bình luận thể hiện sự thích thú từ dân mạng dưới bức ảnh của chàng tiền đạo. Ảnh: Hà Đức Chinh. |
![]() |
Trào lưu so sánh ảnh 10 năm có thể là dịp để nhiều người nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm lại chặng đường đã qua. Đối với các cầu thủ trẻ như Đinh Thanh Bình, 10 năm là chặng đường của những nỗ lực và đam mê bên trái bóng. Ảnh: Đinh Thanh Bình. |
![]() |
Nguyễn Trọng Đại của 10 năm trước là cậu nhóc gầy gò, chơi bóng trên bãi biển và bắt đầu ước mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Ảnh: Nguyễn Trọng Đại. |
![]() |
Hiện tại, anh chàng phần nào thực hiện được giấc mơ đó trong màu áo CLB và đội tuyển U23 Việt Nam. Những cầu thủ như Trọng Đại, Thanh Bình còn cả hành trình dài trước mắt để phát triển sự nghiệp, nhưng 10 năm đã qua cũng là chặng đường trưởng thành đáng để nhìn lại. Ảnh: Nguyễn Trọng Đại. |
![]() |
Đăng ảnh theo trào lưu, Nguyễn Thành Chung lại trở thành "nạn nhân" để cả đội hùa nhau trêu chọc. Tuy vậy, anh vẫn được dân mạng khen "dậy thì quá thành công" khi so sánh ảnh quá khứ và hiện tại. Ảnh: @thanhchung16. |
![]() |
Nhiều cầu thủ thế giới cũng hưởng ứng "10 years challenge" khi khoe ảnh ngày ấy - bây giờ. Vợ tiền đạo Zaquan Adha - đội trưởng tuyển Malaysia - khiến fan thích thú khi đăng hai bức ảnh 2009 và 2019 của chồng lên trang cá nhân. Ảnh: @ayuraudhah_7. |
![]() |
Không chỉ chia sẻ quá trình trưởng thành, nam cầu thủ người Pháp Paul Pogba còn cho thấy 10 năm khẳng định tên tuổi đáng ngưỡng mộ. Từ cầu thủ tập sự của Manchester United ở thời điểm 2009, Paul Pogba giờ đây là một trong những ngôi sao sáng giá tại chính CLB này. Ảnh: @paulpogba. |
Từ dáng vóc đến gương mặt của người thợ điện đều hao hao giống thủ môn Đặng Văn Lâm.
" alt=""/>AFC Cup 2019: Bùi Tiến Dũng, Đức Chinh tạo dáng hài hước để khoe ảnh 10 năm trướcĐường sá xe cộ bây giờ thuận tiện, muốn về quê lúc nào thì mua vé xe về lúc đó, sao phải đổ xô 1 ngày? Ai cũng đi một ngày, gặp tắc đường lại kêu trời “người đâu lắm thế?”, “đường sá gì bé cỏn con?”, “bao giờ mới thoát cảnh tắc đường?”. Thế thì trời nào trả lời giúp.
![]() |
Tắc đường không phải là chuyện hiếm gặp trong những ngày cận Tết. Ảnh: VietNamNet |
Quê tôi cách Hà Nội chừng 100 km. Tuy nhiên, kể từ khi tốt nghiệp đại học ra trường, tôi gần như không về quê dịpTết.
Những ngày lễ Tết, tâm lý mọi người đều đổ về quê. Xe cộ chật như nêm. Một chiếc xe khách bình thường chở 25 người, ngày Tết, tôi cá có xe sẽ chở tới 50 - 60 người. Khách lên xe được đứng bằng 2 chân đã là may, nói gì đến ghế ngồi rộng rãi.
Đi chuyến xe ấy, nếu không say xe bạn cũng sẽ chịu đủ mệt mỏi. Chưa kể cảm giác lo lắng vì thiếu an toàn khi tham gia giao thông. Đấy là chưa tính đến chi phí đi lại.
Đi xe ngày Tết, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên nếu có một nhà xe thu tiền cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 ngày thường. Việc này, các cơ quan chức năng đã nỗ lực chấn chỉnh nhưng đâu đó vẫn có những nhà xe tăng giá vụng trộm.
Nếu có điều kiện, bạn có thể thuê taxi, xe ô tô tự lái về quê. Như vậy, bạn sẽ không phải chen chân ở những chuyến xe nhồi người. Thế nhưng, hãy tính đến giá thuê và những con đường nhích từng cm.
Chưa kể, về quê ngày Tết thì có gì vui? Tôi nghĩ, chẳng có gì vui.
Ngày xưa đói kém, người ta mong Tết để được ăn - mặc tươm tất, được gặp gỡ người thân quen. Ngày nay, ăn uống đôi khi là cực hình. Hoặc khiến người ta ngán ngẩm vì ngày nào cũng phải ăn mấy món quen thuộc.
Họ hàng làng xóm thì đã có công nghệ, ngày nào cũng gặp nhau trên mạng xã hội, có thông tin gì không biết về nhau đâu.
Theo tôi, ngày Tết, thay vì mua bực vào người khi phải trải qua những chuyện như trên, tôi ở lại thành phố kiếm bộn tiền.
Nhiều công ty trả lương cao hơn bình thường nếu người lao động chịu ở lại làm Tết. Thậm chí có nơi, người lao động được hưởng tới 300% lương thường ngày. Như vậy, bạn chỉ làm 1 ngày mà bằng trong năm làm 3 ngày.
Chưa kể, ngày Tết, tất cả mọi người đều về quê nên thị trường lao động bị thiếu trầm trọng. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền.
Sau khi kiếm bộn tiền dịp Tết, bạn có thể nghỉ phép về quê với bố mẹ, đưa bố mẹ đi du lịch. Như vậy, có phải là lợi trăm đường, sao cứ phải tự hành xác mình?
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tết, sao cứ phải về quê ?Các đại biểu tham dự Lễ ra mắt chương trình truyền hình "Chào tiếng Việt" và phát động cuộc thi "Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023" (Ảnh: Vietnamplus).
Tham dự chương trình có ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, ông Hoàng Lê Bách - Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bà Tào Thị Thanh Xuân - Trưởng ban Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam, cùng các đại biểu đại diện các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông, các Hội hữu nghị giữa Việt Nam và một số nước, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện từ một số trường đại học, cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa.
Chương trình cũng được kết nối trực tuyến với điểm cầu tại hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sự tham gia của lãnh đạo và đại diện các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài và các trường lớp, cơ sở dạy tiếng Việt ở nước ngoài; và được phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội của Nhà Xuất bản Giáo dục, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, VTV4.
Chương trình nhằm triển khai thực hiện Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030" và Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm tôn vinh ngôn ngữ dân tộc và vinh danh các cá nhân có đóng góp tích cực giúp giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời hỗ trợ nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Mai Phan Dũng cho biết, công tác tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Tại Kết luận 12/KL-TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026, nhấn mạnh cần "đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam" và "nghiên cứu lựa chọn Ngày tôn vinh tiếng Việt hàng năm để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt".
Đây được xác định là một quyết sách quan trọng giúp khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và gìn giữ tiếng Việt, chủ trương này đã được cụ thể hóa trong Đề án "Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030" và "Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023", được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Theo ông Mai Phan Dũng, chương trình truyền hình "Chào tiếng Việt" do VTV4 và Nhà Xuất bản giáo dục xây dựng, đồng hành cùng giáo trình Chào tiếng Việt của tác giả Thụy Anh do Nhà Xuất bản giáo dục xuất bản với ưu thế có thể dễ dàng tiếp cận trên truyền hình và các nền tảng số, sẽ được đồng bào đón nhận nồng nhiệt và gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong công tác tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em người Việt Nam ở nước ngoài.
Về công tác dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài của Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Trưởng Ban Truyền hình Đối ngoại Trần Thu Hà cho biết bên cạnh các chương trình chuyên mục định kỳ và Gala thường niên, VTV4 còn thường xuyên thông tin về các hoạt động tập huấn, giảng dạy và học tiếng Việt do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, các phóng sự thời sự về các câu chuyện học tiếng Việt của cộng đồng người Việt, hay nhân vật truyền cảm hứng ở khắp nơi trên thế giới trong các bản tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam.
Với sự kết hợp lợi thế của truyền hình, nhà xuất bản và chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục; trong thời gian tới VTV4 sẽ mở rộng hợp tác với các công ty công nghệ để thiết lập các ứng dụng học tiếng Việt trên các thiết bị thông minh. Các chương trình dạy và học Tiếng Việt của Đài Truyền hình Việt Nam kỳ vọng tạo ra hệ sinh thái học tập tiếng Việt toàn diện, thu hút trẻ em người Việt không chỉ ở nước ngoài và cả trong nước được tiếp cận ngôn ngữ tiếng Việt một cách dễ dàng. Đặc biệt, trở thành sợi dây gắn kết, gìn giữ, củng cố và phát triển ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước cho các bạn nhỏ Việt Nam trên toàn thế giới.
Chương trình cũng ghi nhận nhiều ý kiến của đại diện Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Qatar và Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ về nhu cầu và thực tiễn công tác dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt tại từng địa bàn, cũng như các hoạt động nhằm hưởng ứng và triển khai Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
" alt=""/>Đẩy mạnh phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài